Karate là một môn võ thuật truyền thống có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cách học võ Karate được thực hiện như thế nào? Và võ sĩ nên học Karate ở đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra
Hiện nay có nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, võ thuật là loại hình phát triển rực rỡ. Đối với võ thuật thì Karate xuất hiện là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở.
Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
Kỹ thuật Karate cho người mới bắt đầu
Khi tập Karate đòi hỏi mỗi võ sĩ bước đầu tiên cần có là sự kiên trì tập luyện và có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật Karate. Những kỹ thuật Karate căn bản bắt đầu với:
- Cách đặt chân đúng trên mặt đất. Cái gốc của Karate bắt đầu ngay từ mặt đất.
- Sử dụng mắt cá chân, đầu gối, cẳng chân và hông để tạo ra tấn chắc chắn và những đòn đá mạnh mẽ.
- Sử dụng hiệu quả phần thân trên, bao gồm vai, lưng, khuỷu tay và bàn tay để tạo ra những đòn tấn công và đỡ gạt cương quyết.
Những kĩ năng cơ bản trong mọi trường phái Karate là: Tấn, Đòn Đánh, Đá, Đấm và Đỡ. Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: Kỹ thuật cơ bản, Quyền và tập luyện giao đấu. Có nhiều cách học võ Karate khác nhau đòi hỏi người tập phải tìm hiểu những kiến thức nhất định về bộ môn võ thuật này cũng như có sự kiên trì thực hiện làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp tập luyện Karate luôn lựa chọn đòn thế đặt lên hàng đầu. Trong karate có rất nhiều đòn thế để luyện tuyệt chiêu. Sở thích, điểm mạnh của cơ thể, cùng với quá trình tìm tòi sẽ quyết định tuyệt chiêu nào là phù hợp với người tập. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì đòn chân (geri), đòn đầu (atama) thường ít được chọn vì tính phổ dụng của nó.
Bên cạnh đó các đòn tay nắm (teken, ura teken,…) cũng ít được chọn do tính đột biến (mức độ “quái” của đòn thế) và mức độ sát thương không cao. Như vậy đa số các tuyệt chiêu thường rơi vào những đòn tay mở (nukite, ipponken, hiraken, kumade, shuto,…) và một số đòn cùi chỏ (hiji). Những đòn thế này ngoài tính sát thương cao, còn là những đòn phổ dụng, dễ hòa nhập với các hoạt động thường ngày.
Các cấp đai trong Karate
Trong Karate, có 10 cấp (kyuu). Cao nhất là cấp 1 và thấp nhất là cấp 10 (người mới bắt đầu tập). Để dễ dàng nhận biết, người ta thường phân màu đai cho từng cấp, tuy nhiên có 1 số màu đai dùng chung cho 2-3 cấp. Chú ý là hệ thống Cấp này không thay đổi và không bị lẫn lộn như hệ thống Đai. Hãy hỏi cấp của người tập để biết được cấp độ hiện tại của họ, màu đai chỉ là tương đối.
Màu Đai sẽ giúp người ngoài dễ dàng biết được cấp độ hiện tại của người tập. Tuy nhiên Đai lại là thứ hay bị lẫn lộn nhất và gây thắc mắc nhất cho những người mới. Tùy từng hệ phái, võ đường hay địa phương mà hệ thống màu đai có chút khác biệt. Mỗi màu đai sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Chú ý là Đai Đen sẽ ko thể hiện Cấp nữa mà thể hiện Đẳng
- Đai Trắng (White) – Dùng cho cấp 10 & cấp 9
- Đai Vàng (Yellow) – Dùng cho cấp 8
- Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) – Dùng cho cấp 7
- Đai Xanh lá (Green) – Dùng cho cấp 6
- Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) – Dùng cho cấp 5 và cấp 4
- Đai Nâu (Brown) – Dùng cho cấp 3,2,1
Hướng dẫn học võ Karate tại nhà
Karate là loại hình võ có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào đòi hỏi người thực hiện phải có những hiểu biết nhất định về bộ môn cũng như cách thực hiện làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể. Học võ Karate tại nhà cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Khi học võ Karate ở nhà, mọi người thường chia thế tấn làm 2 loại: Loại thế đứng dùng để khởi động kata (bài tập cơ bản) hoặc để cúi chào, và loại bình thường.
Vào lúc bắt đầu buổi tập, các môn sinh sẽ đứng hai chân chụm lại để chứng tỏ họ đang chú ý và sẵn sàng luyện tập. Ở đây cũng có 2 kiểu đứng:
Một là hai chân đứng song song, thế này được gọi là Heisoku-dachi.
Hai là kiểu hai gót chân chụm vào nhau, mũi chân hướng ra ngoài gọi là Musubi-dachi.
Các thế đứng bình thường bao gồm các thế đứng hai chân rộng bằng vai.
Nếu hai chân song song thì gọi Heiko-dachi.
Nếu hai mũi chân quay ra ngoài thì gọi là thế Hachiji-dachi.
Trong thế đứng chữ T (Teiji-dachi) mũi chân sau sẽ hướng ra ngoài, còn mũi chân trước thì thẳng hàng với đầu.
Nếu vẽ thêm một đường dọc theo bàn chân sau, ta sẽ được một chữ L vì vậy đây gọi là thế L hoặc Renoji-dachi
Tất cả các thế đứng nêu trên đều thuộc loại bình thường. Tuy chúng không áp dụng các động tác karate đặc biệt nhưng chúng là thế khởi đầu cho những thế võ liên hoàn của Karate.
Học võ Karate qua hình ảnh
Hình ảnh là cách chân thực được nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về Karate lựa chọn. Học võ Karate qua hình ảnh giúp người tập tiếp thu các động tác nhanh nhạy và thực hành đúng cách nhất có thể. Quan niệm về phòng ngự của Karate đồng nghĩa với tấn công, để chặn đứng mọi cuộc tấn công khi đối phương mới bắt đầu. Quan niệm đỡ đòn chia làm 2 loại sẽ giúp người luyện tập khả năng hội đắc được kỹ thuật phòng ngự. Tuy nhiên, có những ý thức cần phải duy trì khi tập luyên kỹ thuật đỡ.
- Hình thức nắm tay: Cảm nhận chính xác đường vận hành và hình trạng của kỹ thuật để phát huy sức mạnh tối hạn của lực học.
- Hình thức mở tay: Suy đoán đúng hướng lực của đối phương cùng lúc hoàn thiện nghệ thuật chuyển thân, tạo tốc độ nhanh nhẹn và thời điểm phát huy kỹ thuật.
Cách học võ Karate được thực hiện đa dạng với nhiều cách khác nhau như tập Karate tại nhà, học Karate qua hình ảnh hay học Karate trên mạng sẽ là mục tiêu giúp người tập tiếp thu nhanh chóng.
Nguồn: DaoTaoBongDa.com